1.Tìm hiểu về họ Phạm
Các gia phả cổ được viết bằng chữ hán, nhiều tên riêng được viết bằng chữ Nôm. Ngoài cái tâm, người viết Phả phải tinh thông Hán học.
Vì vậy, muốn đọc được Phả và hiểu đúng Phả cũng cần có một trình độ hán học nhất định.
Nhiều dòng họ, do nhiều đời thất học, không có người đủ trình độ ghi Phả nên đành chịu cảnh không có Phả. Nguồn gốc dòng họ, tên hèm các cụ ông, cụ bà, tổ tiên được lưu truyền cho các đời sau theo lời kể truyền miệng, thế thứ lẫn lộn.
Tình trạng phổ biến là dòng họ đã tồn tại nhiều đời mới có người đủ trình độ chép Phả. Ngay lần biên soạn đầu tiên cũng như những lần tục biên về sau vì đã cách nhiều đời, thông tin ghi Phả thường dựa vào lời kể lưu truyền, ít được dựa vào tư liệu thành văn nên độ chuẩn xác không cao, thiếu lô gích, nhiều mâu thuẫn. Phạm Ngũ Lão sống vào 1255 - 1320, sự tích đã có trong sử nhưng "Phạm Đại Vương ngọc phả" mãi đến 1844 và 1880 mới được Vũ Huy Thịnh và Trần Trứ ghi chép thành văn để lưu truyền. Chính hai tác giả này cũng thừa nhận việc ghi chép của mình là dựa vào "lời kể dân gian", tất nhiên 2 ông có đối chiếu với chính sử.
Có thể việc chép Phả đã bắt đầu từ thời Lý Trần, nhưng nếu còn thì trải 800 - 900 năm những bản Phả cổ ấy vốn viết bằng chữ nho trên giấy bản không thể tồn tại mà không mủn nát
Thời Minh thuộc, với âm mưu đồng hóa thâm độc, Trương Phụ đã sai vợ vét rất nhiều di sản văn hóa thành văn của dân ta (trong đó có thể có các bản Phả cổ) để đem về Yên Kinh. Một số dòng họ không chịu cảnh mất phả đã tìm cách chôn giấu. Phả đồng lá, đồng thau của dòng họ Phạm đình (Bồ Xuyên, Thiên Trường) còn tồn tại đến trước 1945 là một ví dụ. Khi đọc phần đầu Phả Kính chủ (ký hiệu A2420 của Viện Hán Nôm) tôi cho đây là một phần
chép từ một cuốn Phả cổ có từ thời cuối Trần vì vậy mới có những tình tiết chưa hề ghi sử như: 3 con của Chúc Đức Công, lý do đổi tên, đổi họ: nguồn gốc Kính Chủ của Phạm Sư Mạnh, việc Phạm Tổng Ngộ bắt Phạm Nhan và được cấp 89 mẫu ruộng thế nghiệp ở Đông Lâu - Yên Phong; 2 bài thơ của Phạm Tổng Ngộ chưa từng ghi ở các tuyển tập. Hiểu được thi bon
Bằng nhiều nguồn, chúng ta từng biết đến tên nhiều vị sống trước Phạm Tu, song vì thiếu quá nhiều hành trạng, niên đại cụ thể, đề nghị chỉ nên xem như bằng chứng về sự xuất hiện họ Phạm trong cộng đồng dân tộc mà thôi.
enó
Nhiều danh nhân đất nước, văn tài võ nghiệp rực rỡ nhưng hậu duệ đến nay không còn, chỉ nên ghi nhận là một danh nhân Phạm tộc của thời quá khứ.
Từ 12/8/2002, tôi đã viết thư về UBND xã Đồng Văn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc nhờ chuyển thư đến hậu duệ Trạng Nguyên Khai Khoa Phạm Công Bình, sử ghi đỗ 1208. Thư phúc đáp của hậu duệ không có, chỉ nhận được 2 cú điện thoại. Chủ tịch UBND xã báo đã nhận thư chuyển cho Hội người cao tuổi: Cú điện thoại thứ 2 của Hội trưởng người cao tuổi mời về dự hội Phạm Công Bình (15/8 âm lịch) và bàn bạc những vấn đề tôi nêu trong thư.
Cho đến nay vẫn chưa có tin thêm. Điều đó dẫn tôi đến một suy diễn gần như chắc chắn là hậu duệ Phạm Công Bình không còn đến nay. Xin trở lại vấn đề này ở dịp khác.
2. Dòng họ Phạm
- Phạm Tu (476-545) phải được suy tôn là vị Viễn tổ xưa nhất của dòng Phạm tộc chứ chưa nên xem là thượng thuỷ tổ dòng họ vì chưa tìm được cách chứng minh các viễn tổ Phạm tộc đúng là hậu duệ đích thực của Phạm Tu. Và như vậy không thể xem Thanh Liệt như là đất phát tích của Phạm tộc. Tuy nhiên việc hàng năm vào ngày hóa của Phạm Tu (20-7 âm lịch) dòng họ vẫn cần duy trì việc hành hương về Thanh Liệt để thắp hương cho viễn tổ xưa nhất của Phạm tộc.
- Mối quan hệ Phạm Tu - Phạm Ngũ Lão có thể có nhưng chưa được chứng minh có sức thuyết phục. Nên xem dòng họ Phạm Ngũ Lão là một dòng riêng khác Phạm Tu.
- Ngoài 2 dòng trên (trước đây coi là một) tồn tại một số dòng khác mà viễn tổ là danh nhân đất nước sống sau Phạm Tu, chưa tìm được cách quy về một gốc.
- Ngoài các dòng bản địa, tồn tại ít nhất là một dòng ngoại lai, xuất hiện muộn hơn, đó là dòng Kính Chủ mà viễn tổ là Chúc Đức Công sinh khoảng 1250. Hậu duệ dòng này sống khắp nơi trong nước, có ít ra là 22 đại khoa thời nho học, chiếm 10% tổng số đại khoa Phạm tộc, còn nhiều gia phả, sẽ lập Ban liên lạc.
- Do chưa được đọc nhiều Phả, chỉ mới nêu được một số danh nhân là viễn tổ dòng họ sống thời Lý Trần, chắc còn thiếu sót, xin bà con dòng họ bổ cứu cho. Đặc biệt với Phạm Kính Ân, Thái uý quan nội hầu triều Lý, Thái uy triều Trần, được ban áo mũ đại vương có nhiều võ công, mất 1251 thì chưa tìm ra quê, dù đã hỏi