Sơ lược về Làng Chuông
Theo tài liệu tổng hợp qua khảo sát thực tế và tài liệu thu thập được, làng Chuông là một làng quê truyền thống lâu đời có từ thời xa xưa nằm giữa trung tâm tỉnh Hà Tây cũ nay là Thành Phố Hà Nội. Vào thế kỷ thứ 8 - 791 năm Tân Mùi, theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là Trang Thì Trung, về sau đông dân hơn nên được mở rộng thành làng. Đầu thời Lên Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc. Vào thời nhà Mạc (1527-1593), làng Chuông đã có hai người đỗ đại khoa là Nguyễn Kinh Bang đỗ tiến sỹ khoa năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức đời Mạc Đăng Dung (1529) làm quan đến chức Giám sát Ngự sử. Con ông là Nguyễn Việt Mậu (1529-?) đỗ Hoàng giáp khoa Bình Thìn niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên (1556) làm quan đến chức Tự Khanh.
Đầu thế kỷ 20 làng thuộc tổng Thì Trung là một làng lớn, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (năm Gia Long thứ 14 thì đổi tên thành phủ Ứng Hòa), trấn Sơn Nam Thượng (trấn này đến tháng 10 năm Minh Mạng thứ 12 – Tân Mão – 1831 nhập với Hoài Đức thành tỉnh Hà Nội).
Tháng Chín năm Đinh Mùi (tháng 10 năm 1847), Nguyễn Phúc Thì lên ngôi, năm sau (1848 – Mậu Thân) đặt niên hiệu và Tự Đức thì ngôi làng kiêng tên húy của vua nên xã Thì Trung và tổng Thì Trung phải đổi tên thành Phương Trung cùng các xã trong huyện Thanh Oai. Những dòng họ lớn trong làng là Lê Văn, Phạm. Ở cổng đinh làng có khắc đôi câu đối khẳng định vị thế của làng: “Thì Trung được đất tốt, âm trợ dương phù, ngoài chấn vũ công, muôn thuở trường tồn”.Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, làng Chuông có 25 xóm. Đến tháng 12/1946 đề phù hợp với điều kiện của thôn kháng chiến, xã Phương Trung được chia thành 7 thôn: Tây Sơn – Trung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân. Năm 2003, thôn Tân Dân được chia thành Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Như vậy, từ một làng gốc đến nay làng Chuông được chia thành 8 thôn. Có thể nói làng Chuông ở nằm ở vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế của người dân. Làng nằm sát quốc lộ 21B về phía Đông nên giao thông liên tỉnh khá thuận lợi và phía Tây ven sông Đáy cách làng chừng 700m. Hệ thống quốc lộ 21B, sông Đáy và đường đê sông Đáy đã tạo cho làng Chuông thế thông thương với Hà Đông – Hà Nội, các tỉnh trung du phía Bắc và các huyện khác của tỉnh Hòa Bình. Làng Chuông là một làng nghề nổi tiếng cả nước với truyền thống làm nón lâu đời thông qua sản phẩm nón lá. Người dân làng Chuông sống chủ yếu bằng nghề làm nón lá và làm ruộng. Không nhiều người dân trong làng biết chiếc nón xuất hiện từ khi nào nhưng trong ca dao xưa đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”.
Có nhiều câu ca dao thể hiện một sự tri ân với những người làm nón tâm huyết yêu nghề, tạo cho nghề của cha ông một sức sống bền bỉ qua câu ca dạo được truyền tụng trong nhân gian:
“Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
Cơ cấu làng, xã, thôn
Làng Chuông là tên nôm của xã Phương Trung, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng Chuông ngày nay có 8 thôn, 21 xóm, mỗi xóm từ ngày xưa cách nhau bằng con đường xây gạch bổ cau. Chuông là làng duy nhất trong xã Phương Trung. Tổng diện tích tự nhiên làng là 481,44 ha, gồm 8 thôn là Tây Sơn – Trung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Làng Chuông có hai lối tiếp cận chính là từ đê sông Đáy phía Tây ranh giới làng và quốc lộ 21B phía Đông ranh giới làng. Con đê sông Đáy chạy qua làng một tuyến đường dân sinh quan trọng và đồng thời cũng có chức năng là chợ của một vùng rộng lớn không chỉ dành riêng cho làng Chuông mà còn có sự tham gia của một số xã xung quanh như Văn La, Kim Thư, Cao Dương. Con đê làng cũng là nơi bà con làm nghề nón lá thường phơi lá lụi ở công đoạn xử lý nguyên liệu.
Sơ lược họ Phạm : Cụ Phạm Kinh Bang
Họ Phạm chúng tôi ở Diễn Tháp, Diễn Châu, Nghệ An. Theo gia phả ghi : cụ Phạm Kinh Bang quê làng Thời Trung , Thanh Oai , Hà Tây sinh được 3 người con trai : ông Phạm Quốc Mậu , ông Phúc Huệ , ông Phạm Toàn Tính .
Ông Phạm Toàn Tính lấy vợ là bà Phạm Thị Vàng , sinh được 6 người con trai 2 người con gái : ông Phạm Phúc Cầu, ông Phạm Phúc Bân , ông Phạm Phúc Thư , ông Phạm Phúc Mẫn , ông Phạm Phúc Thông , ông Phạm Trọng Lữ và bà Phạm Thị Loan , bà Phạm Thị Chiêm .
Ông Phạm Phúc Mẫn năm 20 tuổi lưu cư vào Thôn Cồn Ngọc , Xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu. Hình thành dòng họ Phạm đến nay trên dưới 400 năm. Mong những ai có những thông tin có liên quan liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin để bổ sung gia phả dòng họ.
Theo tài liệu tổng hợp qua khảo sát thực tế và tài liệu thu thập được, làng Chuông là một làng quê truyền thống lâu đời có từ thời xa xưa nằm giữa trung tâm tỉnh Hà Tây cũ nay là Thành Phố Hà Nội. Vào thế kỷ thứ 8 - 791 năm Tân Mùi, theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là Trang Thì Trung, về sau đông dân hơn nên được mở rộng thành làng. Đầu thời Lên Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc.
Nguyện vọng
Vào thời nhà Mạc (1527-1593), làng Chuông đã có hai người đỗ đại khoa là Nguyễn Kinh Bang đỗ tiến sỹ khoa năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức đời Mạc Đăng Dung (1529) làm quan đến chức Giám sát Ngự sử. Con ông là Nguyễn Việt Mậu (1529-?) đỗ Hoàng giáp khoa Bình Thìn niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên (1556) làm quan đến chức Tự Khanh. Đầu thế kỷ 20 làng thuộc tổng Thì Trung là một làng lớn, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (năm Gia Long thứ 14 thì đổi tên thành phủ Ứng Hòa), trấn Sơn Nam Thượng (trấn này đến tháng 10 năm Minh Mạng thứ 12 – Tân Mão – 1831 nhập với Hoài Đức thành tỉnh Hà Nội). Tháng Chín năm Đinh Mùi (tháng 10 năm 1847), Nguyễn Phúc Thì lên ngôi, năm sau (1848 – Mậu Thân) đặt niên hiệu và Tự Đức thì ngôi làng kiêng tên húy của vua nên xã Thì Trung và tổng Thì Trung phải đổi tên thành Phương Trung cùng các xã trong huyện Thanh Oai.
Những dòng họ lớn trong làng là Lê Văn, Phạm. Ở cổng đinh làng có khắc đôi câu đối khẳng định vị thế của làng: “Thì Trung được đất tốt, âm trợ dương phù, ngoài chấn vũ công, muôn thuở trường tồn”. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, làng Chuông có 25 xóm. Đến tháng 12/1946 đề phù hợp với điều kiện của thôn kháng chiến, xã Phương Trung được chia thành 7 thôn: Tây Sơn – Trung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân. Năm 2003, thôn Tân Dân được chia thành Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Như vậy, từ một làng gốc đến nay làng Chuông được chia thành 8 thô
C ho đến nay Họ vẫn chưa biết thông tin về cụ Phạm Kinh Bang sau đó như thế nào?